nông nghiệp phát triển nông thôn
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở SÓC SƠN CẦN NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI MANG TÍNH ĐỘT PHÁ
Ngày đăng: 15:38 12/12/2017 | Lượt xem: 35548
Những năm gần đây, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng trưởng bình quân từ 8,5-9%. Trong đó sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 2,64%/năm; giá trị trên mỗi ha canh tác đạt 161 triệu đồng, thu nhập bình quân đạt trên 39 triệu đồng/người/năm.
Đặc biệt, trong cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cự. Nông nghiệp của huyện đã và đang tiếp cận nền nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp sinh thái, áp dụng và hoàn thiện các khâu cơ giới trong sản xuất. Một số sản phẩm có thương hiệu như: rau hữu cơ, chè an toàn Bắc Sơn, bưởi sạch Sóc Sơn, gà đồi Sóc Sơn, Nấm đã được thị trường tin tưởng sử dụng. Bên cạnh đó, tư duy sản xuất của nông dân đã có những chuyển biến tích cực, từ việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, đến chuyển từ sản xuất manh mún sang sản xuất tập trung, mang tính hàng hóa.
Điển hình như: mô hình Hoa nhài Phù Lỗ, Đông Xuân có giá trị từ 420 đến 450 triệu/ha canh tác. Huyện cũng đã hình thành Hiệp hội hoa nhài đảm bảo bao tiêu ổn định cho nông dân; Vùng sản xuất bưởi diễn tại Phú Cường, Thanh Xuân và Phú Minh cho giá trị đạt 350-400 triệu đồng/ha canh tác; Vùng sản xuất rau hữu cơ Thanh Xuân giá trị sản xuất đạt 1,2 tỷ đồng/ha; Vùng sản xuất chè Bắc Sơn đạt 250 triệu/ha; sản xuất Nấm giá trị đạt từ 700-1 tỷ đồng /Hợp tác xã; hay mô hình sản xuất hoa Lan giá trị từ 0,7 -1,5 tỷ đồng/năm.
Trong chăn nuôi, đến nay huyện đã giảm chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ, chăn nuôi trang trại ngày càng tăng. Việc ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật được người dân quan tâm áp dụng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng được cải thiện; tỷ lệ sind hóa đàn bò đạt trên 90%, nạc hóa đàn lợn 95%. Công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp được quan tâm thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đánh giá khách quan cho thấy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là diện tích cấy lúa vẫn lớn, trong khi diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế cao còn hạn chế; mặc dù đã hình thành vùng sản xuất tập trung, tuy nhiên quy mô và chất lượng chưa bền vững. Số lượng mô hình ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều. Nhất là trong quá trình bảo quản, chế biến nông sản, làm ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Đặc biệt là việc xúc tiến thương mại, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp vẫn là bài toán khó đối với hầu hết các địa phương. Người nông dân vẫn phải đối mặt với tình trạng “Mất mùa được giá - được mùa rớt giá”.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: giá cả vật tư tăng cao, thị trường biến động, nhiều rủi ro, đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn nên chưa khuyến khích nông dân mạnh dạn sản xuất quy mô lớn. Cùng với đó, cơ chế chính sách chậm đổi mới, kinh phí hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, trong đó có kinh phí đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp còn thấp. Việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn cũng là rào cản khiến nhiều nông dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp.
Với mục tiêu: phát triển nông nghiệp Sóc Sơn theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, với sản phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu đặc trưng của huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ và quảng bá sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị trong nông nghiệp. Huyện đã đề ra nhiều giải pháp như: Tiếp tục tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, đồng bộ từng bước hiện đại hóa. Giảm dần diện tích sản xuất lúa, đến năm 2020 ổn định còn 17.000-18.000 ha gieo trồng; mở rộng vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Thúc đẩy phát triển các vùng rau chuyên canh có quy mô hàng hóa tập trung, phấn đấu đến năm 2020 tăng thêm 400-500ha. Trong đó ưu tiên phát triển rau hữu cơ, rau an toàn; Mở rộng, phát triển nmô hình trồng Nấm ăn, Nấm dược liệu. Khuyến khích mở rộng và phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh, giống cây lâm nghiệp và cây dược liệu.
Đến năm 2020 tăng quy mô đàn bò đạt 31.000 con, tỷ lệ sind hóa đạt trên 98%; Phát triển đàn lợn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học; Chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung quy mô lớn, đầu tư thâm canh, phấn đấu tổng đàn đạt 2,1-2,2 triệu con/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 730ha.
Chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với quảng bá, duy trì và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển mô hình kinh tế hợp tác 5 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các vùng chuyên canh tập trung. Tạo cơ chế ưu đãi về lãi suất, thuê đất, chính sách thuế để thu hút các doanh nghiệp, công ty... đầu tư vào địa bàn huyện. Trong đó, áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cho một số trang trại nông hộ lớn để phát triển nhanh đàn lợn ngoại, cung cấp nhiều con giống chất lượng đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.
Đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất. Làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các khâu, nhất là vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và chất cấm trong chăn nuôi, để các sản phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảm bảo an tàn thực phẩm.
Quan tâm hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng ở các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định. Phát triển hạ tầng phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó, củng cố, hoàn thiện HTX theo Luật 2012. Đào tạo cán bộ quản lý, tạo điều kiện cho các HTX mở rộng dịch vụ, nhất là các hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT, vốn, dịch vụ chế biến, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ nông nghiệp các xã, thôn nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, phát huy hiệu lực của bộ máy chính quyền các cấp. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật để có đủ trình độ đảm đương nhiệm vụ tại cơ sở. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện nhà ngày một phát triển bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao./.
Trung tâm Văn hóa thông tin & thể thao.
các tin khác
- VAI TRÒ CỦA MTTQ XÃ TÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
- Kế hoạch số 48/KH-UBND: Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2016
- Kế hoạch số 47/KH-UBND: Kế hoạch triển khai công tác dồn điền đổi thửa năm 2016 trên địa bàn huyện
- Triển khai phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung huyện Sóc Sơn năm 2016.
- CÔNG ĐIỆN KHẨN: PHÒNG CHỐNG CƠN BÃO SỐ 4
- CÔNG VĂN: Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trong bảo quản nông sản
- UBND huyện Sóc Sơn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức hội thảo nhịp cầu nhà nông năm 2015
- Thông báo kết luận của đồng chí Phạm Văn Minh- PBT, PCT UBND huyện tại cuộc họp kiểm kê rừng
- CÔNG VĂN: Hướng dẫn chuyên môn quản lý đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa
- SÓC SƠN CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO
Thông báo
- Thông Báo; Về việc mời tham gia đấu giá quyền sử dụng đất tại khu tái đinh cư thôn Bắc Hạ, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn
- DANH SÁCH TIẾP NHẬN HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀY 13-4-2018
- DANH SÁCH TIẾP NHẬN HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀY 12-4-2018
- DANH SÁCH TIẾP NHẬN HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀY 11-4-2018
- DANH SÁCH TIẾP NHẬN HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀY 10- 4-2018
Số lượng truy cập
- Đang truy cập : 459
- Tổng lượng truy cập: 18.084.632