NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Sóc Sơn: Tập trung cho cao điểm phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân
Ngày đăng 16/05/2024 | 16:30  | Lượt xem: 150

Thời điểm đầu tháng 5 đến giữa tháng 5 là giai đoạn cao điểm của sâu bệnh phát sinh và gây hại trên cây lúa. Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn tích cực thăm đồng, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, góp phần bảo đảm thắng lợi vụ xuân.  

Hiện nay, trà lúa xuân chính vụ đang giai đoạn trỗ bông - chín, trà xuân muộn đang giai đoạn làm đòng - trỗ bông. Những ngày qua, thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa rào và giông đã tạo điều kiện thuận lợi để sâu, bệnh phát sinh và gây hại trên lúa, như: Bệnh đạo cổ bông, bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng…

Kết quả kiểm tra đồng ruộng của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện ngày 3/5, cho thấy:

Rầy nâu, rầy lưng trắng mật độ trung bình 250 – 550 con/m2, cao 750 – 2000 con/ m2, cục bộ 2500 – 4000 con/ m2, diện tích nhiễm 460 ha ( Trong đó: nhiễm nhẹ 50 ha, TB 1 ha, nặng 0,1 ha). Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn tỷ lệ trung bình 3 - 8% lá, cao 10- 20% lá, cục bộ 25 – 40 % lá, diện tích nhiễm 425 ha (Trong đó: nhiễm nhẹ 26 ha, TB 5ha, nhẹ 0,1 ha) trên các giống nhiễm TBR225, Bắc thơm số 7, HDT8…….Bệnh đạo ôn cổ bông tỷ lệ trung bình 0,1- 0, 5 % bông, cao 0,5 – 0,8 % bông , diện tích nhiễm 2,8 ha (Không có diện tích nhiễm nhẹ, trung bình, nặng). Ngoài ra bệnh khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và gây hại nhẹ.

Ảnh 1.

Trước tình hình đó, để chủ động phòng trừ các đối tượng dịch hại, bảo vệ an toàn sản xuất vụ xuân 2024.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp ra thông báo ngày 04 tháng 05 năm 2024 khuyến cáo nông dân nông dân bám sát đồng ruộng, tranh thủ thời tiết tạnh ráo phun thuốc BVTV không để sâu bệnh  lây lan diện rộng.

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng tổ chức phun phòng trừ bọ rầy ở những diện tích có mật độ cao trên 3000 con/m2  bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất: Nitepyram, Pymetrozine như Chess 50WG, Orgyram 70 WG. Phun khi rầy tuổi 1, 2 sẽ cho hiệu quả cao. Đối với bệnh bạc lá – đốm sọc vi khuẩn cần dừng bón tất cả các loại phân, giữ nước thường xuyên trên ruộng để tăng chống chịu của cây. Phun phòng trừ khi bệnh mới xuất hiện hoặc ngay sau khi giông kết thúc bằng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất Bismerthiazol, Copper – Oxychloride… như Xanthomix 20WP, Riazor 215WP…

Chỉ đạo phòng Kỹ thuật dịch vụ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phân công cán bộ bám sát cơ sở; điều tra phát hiện, dự tính dự báo, cảnh báo thời gian phát sinh, mức độ gây hại, xác định chính xác các thời điểm, đối tượng dịch hại cần xử lý, tiếp tục ra các thông báo hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra tiến độ, hiệu quả của công tác phòng trừ.

Ảnh 2.

 

Đỗ Thị Trang  - trưởng phòng kỹ thuật Dịch vụ trồng trọt và BVTV ( Trung tâm DV NN huyện Sóc Sơn) cho biết :

Trong thời gian tới thời tiết tiếp tục ấm ẩm, tối và buổi sáng có mưa là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại vì vậy TTDVNN chỉ đạo cán bộ tăng cường xuống địa bàn kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời các đối tượng: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá , bệnh đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân 2 chấm….Trong đó  chú ý những giống nhiễm sâu bệnh, vùng ổ  dịch, chân đất trũng”.

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 151
Lượt truy cập trong tuần: 12445
Lượt truy cập trong tháng: 14301
Lượt truy cập trong năm: 14301
Tổng số lượt truy cập: 6449910