QUỐC PHÒNG - AN NINH
Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Hậu quả của nó rất nặng nề đối với kinh tế - xã hội, nhất là những tổn thương tinh thần không thể khắc phục. Phòng, tránh, khắc phục tai nạn giao thông được Đảng, Nhà nước và nhân dân coi là một nhiệm vụ rất quan trọng mang tầm quốc gia. Ngày 19/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới. Trong đó mục tiêu đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) là thiết lập trật tự, kỷ cương trong chấp hành pháp luật về giao thông của cả người tham gia giao thông và lực lượng thực thi pháp luật về giao thông; xây dựng ý thức tự giác, ứng xử văn minh, chuẩn mực của người dân khi tham gia giao thông, từng bước hình thành rõ nét văn hóa giao thông trong Nhân dân; giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT), trọng tâm là bảo đảm an ninh, an toàn sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhân dân; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.
1. Thực trạng tai nạn giao thông
Những năm qua, công tác bảo đảm TTATGT đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp, TNGT và thiệt hại do TNGT gây ra vẫn ở mức cao. Trong năm 2023, Công an huyện Sóc Sơn đã xử lý 3654 trường hợp vi phạm, phạt tiền 10.512.360.000đ (Tăng 1294 trường hợp = 93.3%, tăng 7.622.127.000đ = 327.1% so với năm 2022). Tất cả xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm không để khiếu nại, thắc mắc.
Tình hình TTATGT, TTCC trên địa bàn huyện được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc giao thông, đua xe trái phép. TNGT đường bộ xảy ra 36 vụ, làm chết 17 người, bị thương 23 người.
Một số nguyên nhân về tình trạng tai nạn giao thông:
Ý thức của người tham gia giao thông: ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của nhiều người tham gia giao thông còn yếu kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNGT ngày một gia tăng như: người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia; phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành các tín hiệu giao thông, không đội mũ bảo hiểm, chở quá tải, lấn làn, sai làn...không ít người coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách “thể hiện bản thân", bất chấp sự an nguy của bản thân và những người tham gia giao thông khác. Hậu quả là, từ vi phạm luật giao thông đến tai nạn giao thông chỉ là trong tích tắc.
Công tác quản lý an toàn giao thông còn nhiều bất cập: Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm dẫn tới thiếu tính răn đe, thiếu hiệu quả. Trong khi đó, hiện tượng tiêu cực trong thực thi công vụ vẫn tồn tại, biểu hiện như một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn có biểu hiện né tránh, thiếu trách nhiệm, nhận hối lộ, làm trái quy định trong xử lý vi phạm giao thông... Những điều đó càng làm cho nhận thức, văn hóa của một bộ phận người tham gia giao thông trở nên xấu hơn và cũng khiến cộng đồng, xã hội chưa thực sự quan tâm tới vấn nạn giao thông hiện nay.
Hạ tầng và phương tiện giao thông còn yếu kém, lạc hậu: Các phương tiện tham gia giao thông gia tăng quá nhanh trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu, chất lượng một số công trình hạ tầng giao thông đang có sự xuống cấp nghiêm trọng, có thể thường xuyên bắt gặp tình trạng sụn lún, sạt lở, bong nứt, “ổ gà, ổ voi” trên mặt đường, nhất là ở những nơi có số lượng phương tiện giao thông lớn.
Các hành vi vi phạm TTATGT như: Nồng độ cồn, ma túy, không đội mũ bảo hiểm, xe chở rác để chảy nước ra đường, quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng…nhất là các địa bàn đối tượng và thời gian trọng điểm đã xác định.
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT còn hạn chế.
2. Giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ", tất cả các hành vi vi phạm về TTATGT phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Vấn đề đầu tiên, cũng là vấn đề quan trọng nhất để giảm thiểu TNGT là nâng cao tính tự giác, ý thức chấp hành pháp luật của người dân; xây dựng nếp sống văn hóa giao thông an toàn trong cộng đồng và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
Quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm một số hành vi thường gặp trong quá trình tham gia giao thông
- Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐCP của Chính phủ như sau:
Phạt tiền từ 400.000đ đến 600.000đ đối với một trong số các hành vi vi phạm sau:
- Không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới Tại khoản 1, Điều 21, mục 4, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định:
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô.
- Phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và
các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe.
- Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
- Phạt tiền từ 200.000đ đến 400.000đ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ trường hợp vi phạm tại điểm c Khoản 8 điều này.
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
- Phạt tiền từ 400.000đ đến 600.000đ đối với hành vi vi phạm: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xilanh từ 50 cm3 trở lên.
- Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
- Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
- Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
- Hành vi điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có nồng độ cồn
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn như sau:
* Đối với xe mô tô
Nồng độ cồn |
Mức tiền phạt |
Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/ 100 ml máu hoặc Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng |
Tước Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 ml máu hoặc Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng |
Tước Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng |
Vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng |
Tước Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng |
* Đối với xe ô tô
Nồng độ cồn |
Mức tiền phạt |
Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/ 100 ml máu hoặc Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng |
Tước Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 ml máu hoặc Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng |
Tước Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng |
Vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng |
Tước Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng |
THÔNG BÁO MỚI
- Thông báo về việc di chuyển mộ trong phạm vi giải phóng mặt bằng dự án Trung tâm thẩm vấn An ninh quốc gia của Bộ Công an tại thôn Xuân Dục, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn (08/01/2025 08:22:00)
- Thông báo Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã huyện Sóc Sơn năm 2024 (lần 2) (17/12/2024 09:09:00)
- Thông báo Điểm thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã huyện Sóc Sơn năm 2024 (03/12/2024 16:32:00)
- Thông báo kết quả thi vòng 1 và một số nội dung thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024 (lần 2) (25/11/2024 17:15:00)
- Thông báo số: 15/TB-HĐTD Dánh sách phòng thi, số báo danh thí sinh dự thi vòng 1 kỳ tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024 (lần 2) (20/11/2024 14:46:00)